Tôi không kỳ vọng quá nhiều vào đêm tân hôn, bởi cả 2 cũng đã có tuổi, nhưng điều bất ngờ lại xảy ra.
Tôi từng nghĩ cuộc đời mình đã khép lại sau cuộc hôn nhân đầu tiên đầy nước mắt và đau đớn. Khi đó, tôi mới 35 tuổi, một độ tuổi mà nhiều người vẫn còn hy vọng về tương lai, nhưng với tôi, mọi thứ dường như đã hết. Bên cạnh nỗi đau ly hôn, tôi còn phải đối mặt với sự thật rằng việc sinh con trở nên khó khăn khi tôi đã phải cắt bỏ một bên buồng trứng sau nhiều biến chứng. Người ta thường bảo phụ nữ đã đi qua một lần đò, đặc biệt là người như tôi, khó lòng gặp được hạnh phúc trọn vẹn lần nữa.
Tôi không còn niềm tin sau cuộc hôn nhân đổ vỡ. (Ảnh minh họa)
Rồi một ngày, bạn bè giới thiệu cho tôi một người đàn ông có điều kiện kinh tế ổn định nhưng lại bị liệt chân phải và phải dùng nạng để đi lại. Có điều tôi thấy giữa mình và anh có 1 điểm chung đó là không quan trọng chuyện con cái. Sau đó chúng tôi bắt đầu hẹn hò, và tôi dần cảm thấy mình tìm được người bù đắp cho những tổn thương trước đây.
Gia đình tôi nhìn vào và chê trách: “Sao tôi lại chấp nhận lấy một người đàn ông bị liệt? Chẳng thà cô sống một mình còn hơn”. Nhưng với tôi, sự chân thành và quan tâm của anh là đủ. Tôi không cần một người chồng hoàn hảo, tôi chỉ cần một người đồng cảm và không áp lực về chuyện con cái.
Chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân sau vài tháng quen nhau. Lễ cưới diễn ra trong sự chúc phúc của bạn bè và người thân. Những tiếng pháo tay vang rền trong lễ đường như minh chứng cho tình yêu muộn màng nhưng chân thành của chúng tôi.
Tôi không kỳ vọng quá nhiều vào đêm tân hôn, bởi cả 2 cũng đã có tuổi, nhưng điều bất ngờ lại xảy ra.
Trong đêm đó, khi đang ngủ trên giuờng, tôi đột nhiên cảm thấy chân phải của anh động đậy trong chăn. Ban đầu, tôi sợ hãi, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. “Chẳng lẽ có vật gì trong chăn sao?”, tôi nghĩ thầm. Trong khoảnh khắc hoảng loạn đó, anh ngồi phắt dậy, nhìn tôi và nói: “Em đừng sợ”.
Tôi giật mình khi thấy chân phải của anh động đậy. (Ảnh minh họa)
Tôi kinh ngạc, không tin vào mắt mình. “Tại sao chân anh lại hoạt động được?” – tôi thốt lên trong sự bối rối.
Anh nhìn tôi, nụ cười ấm áp hiện rõ trên khuôn mặt, rồi bắt đầu kể lại câu chuyện. “Trước khi gặp em, anh đã quen nhiều cô gái, nhưng họ chỉ muốn lợi dụng anh vì tiền. Ai cũng chỉ ở bên anh vài tháng rồi rời đi. Khi gặp em, anh cũng sợ em như những người khác, nên anh quyết định giả vờ bị liệt để thử lòng em”.
Tôi choáng váng trước những gì đang nghe, nhưng cũng cảm thấy lòng nhẹ nhõm hơn bao giờ hết. “Anh đã giả vờ suốt thời gian qua?”, tôi hỏi, lòng ngổn ngang bao cảm xúc.
“Anh biết em thật lòng với anh khi em không quan tâm đến việc anh bị liệt. Và giờ, anh mới dám nói sự thật với em”. Chồng tôi giải thích.
Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là anh tiếp tục chia sẻ mong muốn của mình. “Anh thật sự muốn có con. Dù biết em từng phải cắt một bên buồng trứng, nhưng anh đã tìm hiểu kỹ rồi. Với y học hiện đại, khả năng chúng ta có con không phải là không thể. Chúng ta sẽ đến bệnh viện để kiểm tra, anh tin mọi chuyện sẽ tốt đẹp”.
Tôi mỉm cười hạnh phúc, không phải vì anh không bị liệt, mà vì sự chân thành và quyết tâm của anh dành cho chúng tôi. Đêm ấy, tôi biết rằng mình đã chọn đúng người, một người đàn ông sẵn sàng vượt qua mọi rào cản để xây dựng một tương lai trọn vẹn bên tôi.
Bài tâm sự gửi từ độc giả có email: [email protected]
Phụ nữ bị cắt một bên buồng trứng có còn khả năng sinh con được không?
Buồng trứng chứa các nang noãn và là cơ quan sản sinh ra các nội tiết tố nữ, một trong những bộ phận quan trọng quyết định chức năng sinh sản của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, các nang noãn phát triển và được phóng noãn vào giữa chu kỳ kinh. Nếu noãn này gặp tinh trùng thì xảy ra hiện tượng thụ thai. Khả năng thụ thai sẽ cao nhất khi có cả 2 buồng trứng khỏe mạnh.
Cơ hội thụ thai thành công sau khi đã cắt bỏ 1 bên buồng trứng giảm xuống còn 50% so với 2 buồng trứng. Theo cấu trúc sinh lý tự nhiên, buồng trứng là điều kiện cần để đánh giá mức độ thụ thai thành công sau mỗi lần quan hệ của một người phụ nữ. Tương ứng với 2 buồng trứng sẽ là 2 ống dẫn trứng. Cả hai bộ phận này đều có nhiệm vụ dẫn tinh trùng tìm đến noãn bào và tạo thành phôi thai. Hai buồng trứng đều thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng lại hoạt động độc lập với nhau. Vì vậy, nếu phải cắt 1 bên buồng trứng thì bên còn lại vẫn có đủ khả năng để duy trì sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Chia sẻ