Thương Tín được khán giả nhớ đến nhờ loạt vai diễn đình đám: Vai Thiếu tá Lưu Trọng Kỳ Vọng trong “Ván bài lật ngửa”, tướng cướp Bạch Hải Đường trong “Săn bắt cướp”, Sáu Tâm trong “Biệt động Sài Gòn”…
Trước đó, nam diễn viên từng chia sẻ với truyền thông rằng, ông đã được 6 huy chương vàng: “Từ phim đến kịch tôi đều có giải vàng. Phim Bài ca không quên tôi vào vai Tám Thương và giành giải Diễn viên nam xuất sắc nhất ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI, năm 1982. Còn kịch tôi cũng đoạt 5 huy chương vàng. Huy chương vàng đầu tiên tôi giành được là trong vai diễn ở vở Màu giấy mới. Huy chương vàng thứ hai ở vở Đứng trước biển. Huy chương vàng thứ ba là khi tôi tham gia đoàn kịch Kim Cương, vở Huyền thoại mẹ. Còn hai vở nữa tôi tham gia và đoạt huy chương vàng nhưng quên mất tên”.
Diễn viên Thương Tín cũng cho biết, thực tế ông là dân kịch nói nhưng hoạt động song song cả kịch và phim. Nghịch lý ở chỗ, phim lại khiến ông được nhớ nhiều hơn mà không phải là kịch.Ông kể rằng, năm 1978 sau khi ra trường ông vào Đoàn kịch Cửu Long Giang (tiền thân là đoàn kịch nói Nam Bộ). Mặc dù ở đoàn kịch Cửu Long Giang nhưng ông vẫn tham gia đoàn kịch Kim Cương mấy năm, rồi chuyển qua đoàn kịch nói Thanh Niên. Ở đoàn kịch Thanh Niên Thương Tín cũng được một huy chương vàng khi tham gia Hội diễn sân khấu.
Diễn viên Thương Tín trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX
Diễn viên Thương Tín bày tỏ, khi hoạt động ở đoàn kịch Nhà nước ông đi diễn phục vụ khán giả nhiều, rất vất vả. Còn khi ông diễn ở đoàn kịch Kim Cương, một đêm ông đã có số tiền lớn hơn một tháng lương. Vì thế ông muốn thành diễn viên tự do. Từ khi thành diễn viên tự do Thương Tín đóng nhiều phim hơn.Theo nam diễn viên, trước kia ông không quan trọng chuyện danh hiệu, nhưng thời gian về sau, ông lại nghĩ việc được phong tặng danh hiệu NSƯT cũng là một sự ghi nhận với cống hiến trong nghề.
Tuy nhiên, khi được hỏi về chuyện làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu, nam diễn viên từng cho biết, ông không muốn làm việc này.Ông cũng từng kể rằng, thời gian ra mắt hồi ký của mình, có người nói rằng: “Anh xứng đáng là NSND chứ không phải NSƯT. Anh có muốn làm không, em giúp cho!”. Nam diễn viên đáp lời: “Cảm ơn em! Muộn quá rồi”.
Từ khi đột quỵ đến nay, sức khỏe của diễn viên Thương Tín dường như không hồi phục được như trước nữa. Cơ thể của ông vẫn yếu, đi lại khó khăn, nói chuyện gần như bình thường, thỉnh thoảng bị dính chữ hoặc phát âm không rõ. Chưa kể, Thương Tín đã có tuổi, càng già sẽ càng yếu thêm.
Diễn viên Thương Tín hiện tại đang sống ở nhà mẹ đẻ tại Phan Rang. Ảnh: Cắt từ clip của Tô Hiếu
Hiện nam diễn viên đang sống ở nhà mẹ đẻ tại Phan Rang. Chi phí sinh hoạt của diễn viên Thương Tín hiện dựa vào sự trợ giúp nếu có của các mạnh thường quân. Trước đó, ông sống và lo cho con gái bằng tiền thù lao đi hát các show đám cưới cho bạn bè, người quen và những khán giả hâm mộ.
Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 2024
Năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024, quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT).
Theo đó, danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.
NSND phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc cho loại hình, ngành, nghề văn hóa, nghệ thuật được tôn vinh.
NSND phải có uy tín nghề nghiệp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ.
NSND phải hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên (hoặc 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa).
Nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSND khi đã được tặng danh hiệu NSƯT và tiếp tục đạt một trong các tiêu chí về giải thưởng trong nước hoặc quốc tế.
Danh hiệu NSƯT được xét tặng cho cá nhân có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên (hoặc 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa). Các nghệ sĩ được xét tặng cũng phải đạt một trong các tiêu chí theo quy định về giải thưởng.
Trước đó, năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có báo cáo về một số bất cập khi xây dựng dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.
Những đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15. Theo Bộ VHTTDL, có một số đối tượng mới, cần phải đánh giá tác động chính sách theo quy định.
Ngoài ra, để được xét duyệt danh hiệu, các nghệ sĩ phải nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu là căn cứ để Hội đồng xét tặng danh hiệu xem xét quá trình cống hiến và thành tích của từng cá nhân nghệ sĩ.
NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam chia sẻ với PV Dân Việt: “Trong hồ sơ này phải thể hiện được quá trình công tác, giải thưởng và những đóng góp của mỗi cá nhân nghệ sĩ. Hồ sơ này phải có xác nhận của một cơ quan hay đơn vị nào đó.
Với những người hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, có sức ảnh hưởng nhất định đối với công chúng, có quá trình cống hiến rõ ràng… thì còn dễ xem xét, chứ những nghệ sĩ hoạt động tự do mà cũng có cống hiến thì biết phải dựa vào đâu để xem xét phong tặng danh hiệu cho họ nếu không có hồ sơ kê khai”.
News
Sự thật về mâm cỗ con trai đỗ đại học
Hình ảnh 1.200 mâm cỗ cưới ở Hải Dương gây choáng Ngày 10/8, cộng đồng mạng choáng ngợp, sốc nặng khi chứng kiến hình ảnh 1.200 mâm cỗ cưới ở Hải Dương. Một đám cưới hàng trăm mâm cỗ là chuyện bình…
Tất cả thông tin về hoa hậu bán cám
Cộng đồng mạng đồng loạt bàng hoàng trước thông tin cơ quan chức năng triệt phá thành công đường dây đi khách lên đến ngàn đô. Sốc hơn khi những cô gái trong đường dây toàn là hoa khôi, hot…
Tình trạng hiện tại của diễn viên Anh Đức
Đám cưới của diễn viên Anh Đức và vợ kém 12 tuổi dự kiến diễn ra ngày 26/7 tại TPHCM sẽ được hoãn lại. Trên trang cá nhân vào sáng 21/7, diễn viên Anh Đức và vợ sắp cưới –…
“Ông vua nhạc sến” có 3 đời vợ
Khi dòпg пhạc Bolero “sốпg lại”, пam пhạc sĩ пày kiếm bộп tiềп пhờ hàпg пghìп sáпg tác của mìпh. пhạc sĩ Viпh Sử (siпh пăm 1944, tại Sài Gòп) được kháп giả và đồпg пghiệp gọi là “ôпg vua…
Cái giá của bà Phương Hằng
Theo lời một người em thân thiết với bà Nguyễn Phương Hằng trong tù, khi bước vào nơi này, nữ CEO không tỏ ra sợ hãi mà ngang nhiên làm một việc không ai nghĩ đến. Mới đây, MXH lan…
5 năm đi XKLĐ chắt bóp gửi tiền về
Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động nước ngoài về, tôi háo hức với bao kế hoạch cho gia đình. Nhớ lại ngày tôi ra sân bay, vợ tôi – Lan, nước mắt rưng rưng dặn dò tôi giữ…
End of content
No more pages to load