Vậy là cậu con trai ấy lại hạ cẳng tay, hạ cẳng chân lên người mẹ nghèo khốn khổ. Mỗi lần thấy cậu con trai đánh mẹ, con chó béc-giê ấy đều lao đến cắn vào người cậu ta.

Ngày 07/09/2017 Báo Thể thao và xã hội đưa tin: “Để lẫn sợi dây 10 chỉ vàng vào quan tài của mẹ, con trai tiếc của đòi mở nắp quan lấy lại cho bằng được” với nội dung như sau:

Cuộc sống của bà Hạnh là một chuỗi những ngày đau khổ, đáng thương. Mang nặng đẻ đau 3 đứa con rồi cố gắng dùng hết sức lực nuôi nấng chúng nên người. Vậy mà thật không thể tin nổi rằng những đứa con ấy lại chẳng hề yêu thương và tôn trọng mẹ mình.

Tần tảo hơn 20 năm vì chồng mất sớm, một mình bà nuôi nấng các con học hành đàng hoàng như người ta. Cuộc sống của bà không có gì là khó khăn cả, vậy mà đến tận lúc ra đi rồi bà vẫn phải sống trong cái cảnh chẳng có vui vẻ, khổ sở đến thế.

Từ ngày chồng bà mất để lại 3 đứa con nhỏ, bà có nuôi thêm 1 con chó béc-giê. Thật ra, con chó ấy cũng chính là người bầu bạn với bà. 3 đứa con đi học, con chó đi theo bà đi chợ, ngồi cùng bà trong nhà khi bà ngồi bóc hạt sen. Chính con chó ấy là một phần của cuộc đời bà, như 1 người bạn, 1 người tri kỉ.

Không phải bà khó tính nên không có bạn. Bà không có nổi 1 người bạn cho riêng mình chỉ vì quá nặng mưu sinh. Cuộc sống của bà cứ thế mà trôi đi mà chỉ có quanh quẩn với công việc, con cái và con chó mình nuôi. Chẳng có thời gian để mà gặp bạn bè, tụ tập hay buôn vài câu chuyện nhỏ. Trong xóm có đám hỉ, đám hiếu được mời bà vẫn đi đầy đủ, gửi tiền biếu chứ chẳng có nổi thời gian mà đi ăn.

Sinh con ra, nuôi nấng con cái nên người, trưởng thành cả rồi. Cô con gái cả lấy chồng cũng bận chẳng còn thời gian nói chuyện hay về thăm bà. Cô con gái thứ 2 cũng thế, đến cậu con trai út thì hàng ngày chỉ có về xin tiền bà mà thôi.

(Ảnh minh họa)

Ngày đó, cậu con trai út vẫn còn đi học trên thành phố, hai đứa cô con gái có gia đình cũng phụ được bà nuôi em ăn học. Nhưng rồi hết tiền cậu út lại về nhà, có lần bà chẳng có tiền thì thậm chí cậu ấy còn đánh người mẹ của mình. Cũng không ít người chạy đến can ngăn. Người ta thất vọng về cậu ta, còn bà thất vọng về đứa con mình tần tảo, nuôi nấng nên người cuối cùng lại đối xử với mẹ chẳng ra gì. Cậu về nhà thấy mẹ không có tiền là chửi:

– Bà không có tiền cho tôi à, làm gì mà không có tiền? Sao lại nghèo đến thế chứ, bà định để tôi chết đói trên thành phố à?

– Không phải con ạ, đợt này người ta không mướn mẹ đi làm nên mẹ cũng không có tiền. Mẹ xin lỗi để thư thư ít hôm mẹ chuẩn bị rồi gửi tiền cho con nhé.

– Tôi quá thất vọng về bà, bà đáng làm mẹ không vậy. Tiền thì không có tôi sống làm sao được.

Vậy là cậu con trai ấy lại hạ cẳng tay, hạ cẳng chân thẳng lên người mẹ nghèo khốn khổ. Mỗi lần thấy cậu con trai đánh mẹ mình, con chó béc-giê ấy đều lao vào nhào bổ đến như cắn vào người cậu con trai. Chỉ khi bà quát: “Mày không được cắn, không được hư” thì con chó ấy lại gầm gừ rồi nhe nanh vuốt ra nhìn cậu con trai của bà như vẻ tức giận rồi bỏ về chỗ mình nằm yên.

Có nhiều lần chính con chó ấy cũng là người đã đỡ cho bà đòn roi từ cậu con trai quý tử. Đời mẹ như bà, một người mẹ thất bại. Thương con nhưng dạy con không thành để con biến thành đứa con trai hư hỏng là bà đã sai rồi.

Có lẽ sẽ không có chuyện gì xảy ra, nếu như mãi mãi bà sống ở cái làng quê nghèo cùng con chó tri kỉ ấy. Nhưng rồi tuổi bà cao, chẳng còn đủ sức để mà nói chuyện, chỉ còn đủ sức để đi lại đã là điều khó khăn. Bà ăn kém hơn, rồi yếu dần đi. Khi ấy, cậu con trai chẳng về thăm bà lấy 1 lần. Chỉ có hai cô con gái đã có chồng, thay nhau về với người mẹ tội nghiệp ấy được vài hôm.

Nghĩ con mất cha, thương con chiều chuộng con để rồi cuối cùng người mẹ ấy phải nhận cay đắng đến vô cùng. Bà mất, ngày bà mất hai cô con gái cùng con rể về cũng nức nở khóc. Chỉ có cậu con trai nhìn bà mà thầm chán nản. Đến cái giờ phút ấy cậu vẫn chẳng động chút lòng thương nào với người mẹ đã nuôi nấng mình nên người.

(Ảnh minh họa)

Bà có làm vất vả, nhưng đến lúc chết đi cũng có khối tài sản nho nhỏ cho mình. Vậy mà, con cái thì tranh giành nhau vài ba đồng bạc, còn cậu con trai thì chỉ hi vọng kiếm thêm 1 chút cho riêng mình.

Đến lúc nhập quan cho mẹ đã xong xuôi rồi mới nhớ ra để lẫn sợi dây 10 chỉ vàng vào quan tài của mẹ, cậu con trai ấy đã tiếc của đòi mở nắp quan lấy lại bằng được. Mọi người ai cũng ngăn cản vì đã nhập quan đóng cửa quan tài rồi thì hãy để mẹ được yên nghỉ. Nào ngờ cái lúc ấy con chó béc-giê cứ gầm gừ không cho. Thế mà chàng trai ấy vẫn lao vào để rồi lật mở nắp quan tài ra. Thảm kịch đến khi anh ta cố xông vào rồi con chó ấy lao đến, cắn vào chân anh ta, kéo lê chân anh ta ra ngoài với một vết cắn sâu, đầy máu.

Anh ta cầm gật đập vào người con chó, đập mạnh nhưng con chó ấy vẫn không chịu buông ra. Đúng, con chó béc-giê ấy trước giờ vẫn hung dữ. Nhưng chưa khi nào nó cắn người cả. Vậy mà lần này nó lại cắn, cắn đau đớn đến rách quần, vết cắn bâm sâu vào tận xương gần đứt cả miếng thịt của cậu con trai bà ấy. Người ta không nói gì chỉ nhìn nhau ngầm hiểu. Ắt hẳn trong chuyện này phải có nguyên nhân của nó. Chắc chắn rằng con chó ấy làm vậy là có lý do và họ càng tin hơn vào tình bạn, tình tri kỉ và chú chó béc-giê ấy đã dành cho bà Hạnh.

Cả đời vất vả kiếm tiền mưu sinh, đến khi chết đi rồi bà vẫn chẳng được đứa con trai ấy tôn trọng. Sự bất hiếu của một đứa con đáng phải trả giá. Chỉ có điều, liệu người đời có ngầm hiểu được rằng chúng ta được sinh ra, được có mặt và tồn tại trên đời này chắc chắn phải có lý do của nó. Bố mẹ tần tảo nuôi nấng ta nên người, đừng bao giờ đối xử tệ bạc với họ thậm chí không bằng cả một loại động vật như con chó béc-giê trong câu chuyện được kể.

Tiếp đến, báo Lao Động cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Vì sao ngày càng có nhiều người mê tín?

Nội dung được báo đưa như sau:

Mỗi dịp Tết, tệ nạn mê tín dị đoan lại bùng phát dữ dội, và có chiều hướng ngày càng tăng. Những chuyện bi hài như cúng vái con cá, cục đá, rắn nước, hàng nghìn người chen chân lễ bái tại các đình chùa… cho thấy tâm lý mê muội, cuồng tín trong một bộ phận người dân còn rất nặng nề.
Người dân chen chúc khấn vái tại một ngôi chùa. Ảnh: Dương Thanh
Khi nhận thức còn thấp kém, thiếu tri thức khoa học, nhiều người sẽ “mặc định” về sự tồn tại của thế giới thần linh, ma quỷ, “cõi âm” theo tư duy của họ. Đó thực chất là sự phản ánh sự thực cõi trần cộng thêm trí tưởng tượng và suy diễn. Vì vậy, mới có chuyện bi hài như “mặc cả”, “hối lộ” thánh thần, nhét tiền vào tay tượng Phật, đốt vàng mã nghi ngút, với tư duy “trần sao âm vậy”, càng nhiều lễ vật, thần linh càng phù hộ nhiều.

Nhiều người Việt thiếu tư duy phản biện, rất “nhẹ dạ cả tin”, dễ dàng tin vào những chuyện đồn thổi nhảm nhí mà không cần kiểm chứng, suy nghĩ.
Cảnh đốt vàng mã nghi ngút, để gửi đồ đạc xuống “cõi âm”.
Cùng với đó, là tình trạng lưu manh, lừa đảo, “buôn thần bán thánh”, lợi dụng sự mê muội của đồng bào để làm tiền phát triển như nấm sau mưa. Trong khi chế tài pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, sự xử lý, vào cuộc của cơ quan chức năng còn lúng túng, chậm chạp. Thậm chí một bộ phận cán bộ, công chức vẫn có tâm lý và cách ứng xử mang màu sắc mê tín, vô hình trung “tiếp tay” cho tệ nạn.

Khi người ta thiếu niềm tin, cảm thấy bất an trong một xã hội nhiều biến cố, thay đổi bất thường, người ta tìm đến thế giới siêu nhiên, cầu mong sự phù hộ, che chở.

Khi người ta không còn tự tin, sẽ tìm đến thần linh, mong có được phép màu đem lại những điều mà bằng khả năng thực tế, khó hoặc không thể đạt được như giàu có, khỏe mạnh, thành đạt, hạnh phúc.

Những người gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh… cũng tìm đến sự che chở của thế lực siêu nhiên.

Một số người “lý luận” rằng: Không được phù hộ tại sao có nhiều người tin, nhiều người mê tín thành đạt, giàu có…

Nhiều chuyên gia đã phân biệt giữa tín ngưỡng và mê tín. Tín ngưỡng là niềm tin, đức tin vào những điều thiêng liêng đem lại sức mạnh tinh thần cho con người. Còn mê tín là tin mù quáng, mê muội, nhảm nhí gắn liền với sự sùng bái, lệ thuộc thái quá, tác động tiêu cực đến xã hội.

Đúng là nhiều người mê tín thành đạt, giàu có. Nhiều quan chức, “đại gia” rất mê tín, chăm đi đình chùa, công đức, khấn vái khắp nơi, trấn yểm đủ kiểu. Nhưng đó chỉ là một cách nhìn phiến diện. Thực tế có rất nhiều người mê tín vẫn nghèo khổ, khó khăn; và rất nhiều quan chức, “đại gia”, dù cực kỳ chăm chỉ cúng bái, nhưng cũng “sập tiệm”, thân bại danh liệt.

Giải pháp cho tình trạng mê tín tràn lan, vẫn là những “đáp án” đã quen thuộc: Hoàn thiện hành lang pháp lý, chế tai xử lý đối với những hành vi mê tín dị đoan, lừa đảo; nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.