Nếu Hải Dương và Hải Phòng sáp nhập thì sẽ ra sao?
Đầu tiên, sẽ có một vài gạch đầu dòng như sau:
Dân số: 4.093.167 người, đứng thứ 4 cả nước
Quy mô kinh tế: 658.381 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước
GRDP Bình quân: 6.434 USD, đứng thứ 4 cả nước
Thu nhập bình quân: 5,882 triệu/người/tháng, đứng thứ 4 cả nước
Tổng thu ngân sách 2024: 149.029 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước
Vì thế, nhiều người cho rằng nếu sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng, Việt Nam sẽ có “siêu đô thị loại đặc biệt” lớn thứ 3 của cả nước, 1 cú hích tăng trưởng mạnh mẽ sẽ ra đời.
Mới nhất, Bí thư Thành ủy Hải Phòng – Lê Tiến Châu nói tại hội nghị Thành ủy lần thứ 19 diễn ra chiều 9/4 cho hay: “Hải Phòng sẽ hợp tác với Hải Dương để xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố”.
Ông Châu cho biết hai địa phương sẽ tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù đang được HĐND của mỗi địa phương phê duyệt cho các ngành, lĩnh vực. Mục đích là chủ động đề xuất phương án xử lý sau sáp nhập, đảm bảo phù hợp với chỉ đạo của Trung ương. Quan điểm là chính sách nào ưu việt, có lợi hơn cho cả người dân và doanh nghiệp thì sẽ tiếp tục được duy trì để người dân ở cả hai địa phương đều được hưởng những kết quả tích cực từ việc sáp nhập.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị Đảng ủy UBND thành phố chủ động nghiên cứu và đề xuất phương án đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (như trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Khu đô thị tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Ảnh: Lê Tân
Hiện nay, TP Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó một thành phố, 8 quận và 6 huyện với 79 phường, 7 thị trấn và 81 xã, diện tích tự nhiên 1.526,44 km2, dân số gần 2,5 triệu. Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 207 đơn vị cấp xã, diện tích 1.668 km2, dân số hơn 2,15 triệu.