×

Sáp nhập, tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu nếu “chung nhà” với TP HCM, thành phố mới sẽ có một quần đảo đặc biệt của Việt Nam

Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, nếu 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu về “chung nhà” với TP Hồ Chí Minh thì thành phố đông dân nhất Việt Nam sẽ có một quần đảo đặc biệt quan trọng của cả nước. Đó là Côn Đảo, huyện đảo nằm trong top các huyện đảo có diện tích lớn nhất nước ta.

Nếu phương án sáp nhập, đưa tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sáp nhập với thành phố Hồ Chí Minh, và giả sử đơn vị hành chính cấp tỉnh mới này mang tên TP HCM thì thành phố đông dân nhất Việt Nam này sẽ có một quần đảo rộng lớn.

Dân số TP Hồ Chí Minh khoảng 9 triệu người (theo số liệu năm 2021), là thành phố đông dân nhất trong số tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Nếu phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP HCM được chấp nhận thì thành phố mới rất có thể vẫn “giữ ngôi vô địch” là thành phố đông dân nhất cả nước.

Sáp nhập nếu có, thành phố Hồ Chí Minh có quần đảo đặc biệt

Và quần đảo rộng lớn của thành phố mới vẫn có tên là Côn Đảo. Côn Đảo là huyện đảo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay.

Huyện đảo này thuộc top huyện đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam

Với diện tích khoảng 76 km², Côn Đảo là huyện đảo lớn thuộc top huyện đảo có diện tích lớn nhất của Việt Nam xét về diện tích tự nhiên.

Côn Đảo là một quần đảo được hình thành do các hoạt động địa chất phức tạp từ hàng triệu năm trước.

Khu vực này nằm ở rìa Đông Bắc của khối nhô Côn Sơn, được tạo thành bởi các thành hệ đá mác ma phun trào và xâm nhập, bao gồm Micrôgranít, Diorit và Riolit có tuổi từ Mezozoi muộn đến Kainozoi sớm.

Một góc huyện Côn Đảo, một trong các huyện đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Sao ConDor

Sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo và tác động của ngoại lực, nội lực đã tạo nên địa hình đồi núi đặc trưng của Côn Đảo.

Trước thế kỷ 20, tài liệu sử Việt Nam thường gọi đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Côn Nôn hoặc Côn Lôn. Tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai “Pulau Kundur” (hòn Bí). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor. Trong tiếng Khmer, đảo có tên là “Koh Tralach”.

Thời kỳ các chúa Nguyễn thì các chúa đã thiết lập quyền kiểm soát quần đảo Côn Đảo vào cuối thế kỷ XVII. Thời các vua nhà Nguyễn thì các vua đã chiêu mộ dân cư, hỗ trợ định cư, phát triển kinh tế và sử dụng đảo làm nơi giam giữ phạm nhân.

Thời Pháp thuộc (1862 – 1954), Côn Đảo mới xuất hiện nhà tù. Năm 1862, Pháp chiếm Côn Đảo và thành lập nhà tù Côn Đảo, biến nơi đây thành “địa ngục trần gian” giam giữ và đày ải hàng ngàn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam.

Thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1975): Côn Đảo tiếp tục là nơi giam giữ tù nhân chính trị với hệ thống nhà tù ngày càng mở rộng.

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Côn Sơn. Đến năm 1974, khu trung tâm Côn Sơn được đổi tên thành thị xã Phú Hải thuộc tỉnh Gia Định.

Côn Đảo thời kỳ sau chiến thắng mùa Xuân, thống nhất đất nước, 30/4/1975

Ngày 1 tháng 5 năm 1975, Côn Đảo được giải phóng. Tháng 5 năm 1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo. Tháng 9 năm 1976, tỉnh Côn Đảo giải thể, chuyển thành huyện Côn Đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 1 năm 1977, trở thành huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Tháng 5 năm 1979, trở thành quận Côn Đảo thuộc Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.

Tháng 10 năm 1991 đến nay: Côn Đảo chính thức trở thành huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Côn Đảo là vùng đất, vùng biển không chỉ mang giá trị về lịch sử đấu tranh cách mạng mà còn có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên.

Quần đảo Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Côn Đảo là đảo Côn Sơn (còn gọi là Côn Lôn hoặc Phú Hải) với diện tích khoảng 51,52 km². Hòn đảo Côn Lôn là nơi tập trung dân cư, các cơ quan hành chính và các điểm du lịch chính của huyện đảo.

Trên đảo Côn Lôn có nghĩa trang Hàng Dương. Đây là nghĩa trang lớn nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1,3km về phía Đông Bắc.

Nghĩa trang Hàng Dương có khoảng 1.913 đến 1.922 ngôi mộ được chia thành 4 khu: A, B, C và D.

Trong số đó, có 713 đến 793 ngôi mộ có tên, địa chỉ cụ thể, còn lại là những ngôi mộ vô danh của các liệt sĩ và đồng bào yêu nước đã hy sinh tại Côn Đảo.

Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu nằm ở khu B của nghĩa trang Hàng Dương. Sau khi chị Võ Thị Sáu hy sinh năm 1952, thi hài chị được chôn cất vội vàng tại một khu vực dành cho tù nhân trong nghĩa trang và chỉ là một nấm mộ đơn sơ.

Nhĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Ria-Vũng Tàu. bariavungtautourism.com.vn.

Khách du lịch tới Côn Đảo đặt hoa, thắp hương viếng mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu: Quynh Huong Le Do.

Mãi đến sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, mộ chị Sáu mới được chính quyền và nhân dân xây dựng lại đàng hoàng, trang trọng như ngày nay.

 

Related Posts

Our Privacy policy

https://expresstin.com - © 2025 News