Sau lần vô tình gặp bà thông gia ở chợ, tôi quyết định không đưa tiền cho con dâu mỗi tháng, sống cuộc đời chính mình.
Đứa con trai độc nhất trong nhà
Tôi họ Đường, năm nay 58 tuổi. Vợ chồng tôi có duy nhất một thằng con trai. Là người con độc nhất trong nhà, thế nên vợ chồng tôi dốc lòng thương yêu.
Từ khi con còn nhỏ, cứ mỗi cuối tuần, chúng tôi thường đưa con lên thành phố mua sách, cấp ba cho con học ở một trường tốt nhất trong huyện. Trong quá trình đó tiêu không biết bao là tiền, sức lực, thời gian.
Không phụ công chúng tôi nuôi dưỡng, năm ấy, con đỗ vào một trường đại học Top ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp, con chật vật ở thành phố tìm việc hai năm nhưng không tìm được một công việc ổn định.
Thấy vậy, vợ chồng tôi bắt đầu sốt ruột, muốn bảo con về quê tìm việc. Còn chuyện kết hôn, mua nhà chúng tôi sẽ giúp một tay.
Sau vài năm ở thành phố làm việc, con đồng ý về quê ở với chúng tôi. Và tìm một công việc ở gần nhà.
Lo hết chuyện việc làm, lại lo đến chuyện kết hôn. Thực tế, con trai tôi tướng mạo khá ổn, ngoại hình không gầy cũng không béo. Thế nhưng, mãi mà tôi không thấy con đưa bạn gái nào về ra mắt. Càng ngày, tôi càng lo lắng.
Thương con hết mực
Cho đến tết năm ngoái, con trai tôi dẫn bạn gái về nhà. Chúng tôi vui mừng khôn nguôi. Nghe con kể, các con quen nhau ở công ty. Cô gái ấy là người chủ động theo đuổi. Gia đình có hai chị em, bố mẹ hiện giờ sinh sống ở quê.
Đến cuối năm, vợ chồng tôi tổ chức hôn lễ cho các con. Tôi đưa cho nhà gái 28000 NDT (tương đương với 971 triệu VND) làm tiền sinh lễ, rồi mua cho con một căn nhà trả góp.
Sau khi kết hôn, vì muốn đảm bảo an toàn trong lúc mang thai nên con dâu xin nghỉ việc công ty. Vậy là, tiền sinh hoạt hằng ngày đều dựa vào tiền lương 5000 NDT (tương đương 17 triệu NDT) của con trai tôi. Với cuộc sống bây giờ thì số tiền ấy khó có thể đủ được. Ngay cả việc trả tiền nhà hàng tháng đã tốn 2000 NDT (tương đương 6,9 triệu NDT).
Đỡ đần con, tôi thường bảo chúng đến nhà ăn cơm cùng. Hôm nào cũng vậy, hai đứa đều kể với tôi cuộc sống vô cùng tằn tiện. Nhất là con dâu, luôn miệng nói muốn đi kiếm tiền.
Vì thương con, tôi đã trợ cấp cho con chút tiền. Mỗi tháng tôi có 5000 NDT (tương đương 17 triệu NDT) tiền lương hưu, chồng tôi có 8000 NDT (tương đương 27 triệu NDT). Vậy nên, mỗi tháng tôi cho hai đứa 4000 NDT (tương đương 13 triệu NDT).
Phát hiện sự thật đắng lòng
Từ đó trở đi, mỗi khi có lương, tôi lại chuyển khoản vào tài khoản con dâu 4000 NDT (tương đương 13 triệu NDT). Cho đến hôm trước, khi tôi đi chợ gặp bà thông gia, tôi nhận ra bản thân quá bồng bột.
Buổi sáng hôm ấy, tôi đi chợ, định mua móng giò về hầm cho con dâu. Đang đi đến cửa hàng thì thì nhìn thấy bà thông gia cũng đang ở đó. Tôi định bước nhanh để chào hỏi bà ấy.
Tôi đến gần, chợt nghe một đoạn nói chuyện của bà thông gia và người bán thịt.
-Ấy, hôm nay bà lại đeo nhẫn mới này, cái này phải 2000 NDT (tương đương 6,9 triệu NDT)
-Phải, con gái tôi mới mua cho đấy.
-Bà thật là may mắn, có con gái hiếu thảo như vậy. Mỗi tháng đều mua cho mẹ cái nhẫn vàng.
-Phải, con gái tôi hiếu thảo lắm, mỗi tháng cho tôi 3000 NDT (tương đương 10 triệu NDT), tiền điện nước cũng là con trả.
-Con trai bà chuẩn bị lên đại học, sau này sẽ trả chị gái tiền, bà không phải lo đâu.
-Con gái tôi nói rồi, sau này con trai tôi đỗ đại học thì con sẽ lo cho em, bảo tôi không cần lo lắng. Con rể tôi nghe lời vợ lắm. Là con một, sau này tiền của ông bà thông gia kiểu gì của là của con. Con gái tôi bảo gia đình chồng rất giàu. Chỉ cần xin là có tiền.
Nghe xong, tôi phút chốc cảm thấy choáng váng. Vì thương các con, tôi nhịn ăn nhịn mặc mà giờ con lại đưa hết tiền cho bà thông gia. Hơn nữa, nghe giọng điệu bà ấy, tôi đoán chắc đây là người không biết quý trọng đồng tiền. Nghĩ rồi, tôi quyết định đi về, không chào hỏi cũng không muốn mua gì.
Về nhà, tôi gọi cho con trai một cuộc điện thoại. Nói rằng, nay tôi không nấu cơm, cơm nước các con tự giải quyết. Hơn nữa, sau này tôi và chồng sẽ thường xuyên đi du lịch và sẽ không cho các con tiền trợ cấp. Chúng tôi sẽ không can thiệp vào cuộc sống của hai vợ chồng con.
Con trai nói, rằng sau này các con sẽ sống như thế nào. Thấy vậy tôi liền kể hết toàn bộ sự việc rồi cúp máy mặc kệ con có phản ứng như thế nào.
Khi chồng biết được sự việc, ông ấy khuyên tôi không nên tức giận. Chuyện của các con không nên quản nhiều. Tôi nghĩ cũng đúng, tương lai của các con do bản thân chúng quyết định. Tôi sẽ sống cho chính mình, tiết kiệm tiền lương hưu để sau này phòng thân, dưỡng già.