×

Mức phạt giao thông tăng lên 120 triệu?

Sở GTVT Hà Nội cho biết, TP.Hà Nội đang có hơn 9,2 triệu phương tiện giao thông, chưa kể hơn 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động trên địa bàn, diện tích đất dành cho giao thông chỉ khoảng 0,3%/năm.

Hạ tầng giao thông Hà Nội quá tải

UBND TP.Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với mức phạt gấp 1,5 – 2 lần so với Nghị định 168/2024.

Trong dự thảo, TP.Hà Nội đề xuất xử phạt đối với với các lỗi vi phạm của cá nhân, tổ chức với số tiền “khủng”, từ 100 đến 120 triệu đồng. Theo UBND TP.Hà Nội, lý do đề xuất xử phạt gấp đôi quy định tại Nghị định 168 đối với các hành vi này là do “gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu hạ tầng giao thông”.

img

Hạ tầng giao thông Hà Nội quá tải. (Ảnh: CTV)

Đề xuất của UBND TP.Hà Nội nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân, chuyên gia đa phần đều cho rằng, TP.Hà Nội cần nâng cấp, đầu tư mở rộng và đầu tư mới hạ tầng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Việc Hà Nội đề xuất tăng mức phạt lên tới cả trên trăm triệu đồng mà không cải tạo hạ tầng giao thông có gây khó khăn cho người dân.

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, hiện nay, TP.Hà Nội đang có hơn 9,2 triệu phương tiện giao thông, chưa kể hơn 1,2 triệu phương tiện ngoại tỉnh thường xuyên hoạt động trên địa bàn.

Tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông, diện tích đất dành cho giao thông chỉ khoảng 0,3%/năm. Hàng năm, phương tiện lại tăng bình quân từ 4 – 5 %/năm, riêng ô tô tăng 10%/năm. Sự chênh lệch đó cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô đang rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng.

Dịp cận Tết, lưu lượng phương tiện trên các tuyến đường tăng cao hơn so với ngày thường, dẫn đến nhiều tuyến đường quá tải, lưu lượng phương tiện cao gấp từ 1,5 – 3 lần so với thiết kế. Cá biệt có tuyến đường như Vành đai 3 lưu lượng cao gấp 9 lần so với thiết kế vào giờ cao điểm.

img

Nút giao Ngã Tư Sở luôn trong tình trạng quá tải. (Ảnh: P.H)

Thực tế, các tuyến giao thông lớn, nhiều tuyến đường vành đai của TP.Hà Nội vẫn chưa được hoàn thành. Thậm chí, một số tuyến đường vành đai được đầu tư xây dựng bị đứt đoạn như: Vành đai 2; Vành đai 2,5; Tuyến đường Phan Trọng Tuệ (huyện Thanh Trì)

Các tuyến đường sắt đô thị cũng mới chỉ có tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội cũng mới chỉ hoàn thành đoạn trên cao. Ngoài ra, tuyến đường xe buýt nhanh BRT cũng gây áp lực rất lớn cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Hiện nay, áp lực giao thông “đè nặng” lên hệ thống giao thông Hà Nội rất lớn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội tăng nhanh, phương tiện cá nhân tăng nhanh. Trong khi đó, nhiều điểm, ô đất được quy hoạch bãi đỗ xe nhưng chậm triển khai khiến người dân đỗ xe tràn dưới lòng đường, vỉa hè.

Mặc dù, việc phát triển giao thông công cộng đã được Hà Nội tập trung đầu tư mạnh, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế khi có các tuyến thiếu tính kết nối với nhau, nhà chờ, điểm chờ xe buýt cũng cần phải đảm bảo thẩm mĩ, phù hợp văn hóa.

Thiết nghĩ, với thực trạng giao thông Hà Nội như hiện nay, thay vì đề xuất xử phạt gấp đôi quy định tại Nghị định 168, trước tiên, TP.Hà Nội cần thiết lập đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông.

Trong đó, Hà Nội cần nâng cấp mở rộng, đầu tư mới nhiều tuyến đường, hoàn thiện đường sắt đô thị, hệ thống xe buýt công cộng bằng các nguồn lực và đi tìm các cơ chế cả trong Luật Thủ đô, cả trong Luật Đầu tư công của trung ương, địa phương.

Cùng với đó, Hà Nội cần nghiên cứu đồng bộ chương trình phát triển hạ tầng đô thị, sớm hoàn thành các dự án, các tuyến đường giao thông đang được đầu tư dở dang, sớm hoàn thành tuyến đường “Vành đai 4 – vùng Thủ đô; đặc biệt, sớm đầu tư các cây cầu vượt sông Hồng để giảm tải các các cây cầu hiện hữu như: Cầu Thanh Trì, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương đang ngày càng trở nên quá tải.

Nhiều tuyến đường chịu áp lực vượt quá thiết kế

Tại buổi chia sẻ thông tin tới báo chí, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo thừa nhận phương tiện cá nhân tăng rất nhanh làm quá tải kết cấu hạ tầng giao thông và là nguyên nhân chủ yếu gây ùn tắc giao thông cho Hà Nội.

Kể từ khi Nghị định 168 đi vào cuộc sống, người dân đã chấp hành tốt hơn các quy định khi tham gia giao thông kể từ khi có Nghị định 168, các hành vi như: vượt đèn đỏ; đè vạch… đã giảm rõ rệt.

img

Ông Trần Hữu Bảo. (Ảnh: Thế Anh)

Về hạ tầng kỹ thuật giao thông, ông Bảo cho hay: “Hiện trên địa bàn TP có 836 nút đèn tín hiệu giao thông, trong đó có 531 nút đèn 3 màu. Theo phân công của UBND TP.Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội thực hiện công tác duy tu, duy trì hệ thống”.

“Khi tiếp nhận thông tin đèn tín hiệu có vấn đề trục trặc kỹ thuật, Sở GTVT Hà Nội giao cho các đội địa bàn khắc phục, ổn định và thông tin ngay cho người dân được biết. Đây cũng là công tác thường xuyên của Sở chứ không phải chỉ khi có Nghị định 168 mới tiến hành” – ông Bảo nói.

Đối với việc mở hướng rẽ phải cho các phương tiện tại nút giao, Sở GTVT Hà Nội đang tiếp tục rà soát. Với những nút giao đủ điều kiện về hạ tầng sẽ bổ sung tổ chức giao thông, cho luồng phương tiện rẽ phải liên tục nhằm giảm ùn ứ.

Bên cạnh đó, hiện Sở GTVT cũng đang lắp đặt camera giám sát, kết hợp ghi hình xử phạt nguội giao thông tại 55 nút giao được lựa chọn trong giai đoạn 1, Đề án phát triển giao thông thông minh của TP. Sắp tới TP sẽ mở rộng hơn hệ thống camera này vừa phục vụ an ninh, trật tự, giám sát giao thông, vừa ghi hình phạt nguội vi phạm.

Sở GTVT đang xây dựng Đề án giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2025 – 2030 và những năm tiếp theo. Trong Đề án, Sở GTVT đã đề xuất 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm lâu dài; đồng thời là 6 nhóm giải pháp trước mắt.

Nói về các tuyến đường giao thông quá tải, ông Bảo lấy ví dụ: “Nút giao Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Xiển là một trong những nút có lưu lượng phương tiện rất lớn, qua khảo sát đã vượt quá từ 3,5 – 5 lần thiết kế ban đầu

Related Posts

Our Privacy policy

https://expresstin.com - © 2025 News