Mưa lớn kéo dài đã khiến nước sông Lèn ở Thanh Hóa, dâng cao đột ngột, gây ngập úng nặng nề cho hơn 700 hộ dân tại xã Yến Sơn và thị trấn Hà Trung. Để tránh thiệt hại, nhiều gia đình phải gấp rút dựng lán tạm trên đê để bảo vệ tài sản và chăn nuôi gia súc.
Tại xã Yến Sơn, hai thôn Chuế Cầu và Bình Lâm chịu ảnh hưởng nặng nề với tổng cộng 513 hộ dân bị nhấn chìm trong nước lũ. Ở thị trấn Hà Trung, tiểu khu Tương Lạc cũng không thoát khỏi cảnh ngập lụt, khi hơn 200 hộ dân chìm sâu trong nước, có nơi mức nước lên tới 1,6m, khiến nhiều gia đình phải sống trong cảnh cô lập hoàn toàn.
Bà Đinh Thị Mai (68 tuổi), cư dân tại tiểu khu Tương Lạc, cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong gần chục năm qua, tôi mới thấy lụt lớn như vậy. Nước dâng từ sáng 23/9 và không ngừng lên trong buổi chiều. Chúng tôi phải nhờ anh em đến hỗ trợ kê đồ đạc lên cao, thậm chí không dám ngủ vì sợ nước lụt tiếp tục lên”.
Theo bà Mai, dù tình hình lụt năm nay chưa đạt đỉnh như năm 2007 và 2017, nhưng mực nước đã cao hơn nhiều so với những năm gần đây. Hiện tại, nước đã rút khoảng 20cm, gia đình bà đang bắt đầu dọn dẹp lại nhà cửa để chuẩn bị cho những ngày tiếp theo.
Anh Lê Văn Dũng (30 tuổi) tại thôn Chuế Cầu, xã Yến Sơn, lại gặp phải tình huống khẩn cấp khi nước dâng nhanh khiến anh không kịp trở tay. Để tránh thiệt hại, anh đã kịp thời chuyển đàn lợn hơn 30 con lên bờ đê và dựng lán tạm để nuôi chúng. Tuy nhiên, gia đình anh vẫn chịu thiệt hại lớn khi hơn 30 con gà bị chết do nước lũ tràn vào.
“Chúng tôi đã phải nuôi lợn tạm trên đê hai ngày nay. Nước vẫn đang rút chậm, dự tính phải mất cả tuần mới rút hết. Đàn lợn hiện có nguy cơ ốm hoặc chết rất cao vì điều kiện chăn nuôi tạm bợ”, anh Dũng lo lắng.
Không chỉ gia đình anh Dũng, nhiều hộ dân tại thôn Chuế Cầu cũng đã đưa đồ đạc lên đê để trú tránh lũ và giảm thiểu thiệt hại. Việc dựng lán tạm và di chuyển tài sản lên cao đã trở thành phương án tạm thời mà nhiều hộ gia đình tại đây phải áp dụng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hà Trung, ông Nguyễn Văn Long, cho biết ngay từ khi nắm bắt thông tin về tình hình xả lũ và dự báo mực nước sông Lèn dâng cao, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân, công an và quân đội để hỗ trợ người dân sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm từ sáng ngày 22/9.
“Chúng tôi đã chủ động di dời người dân, tài sản ra khỏi vùng ngập lụt ngay từ đầu và đảm bảo mọi người không phải chịu cảnh đói khổ. Sau khi nước rút, huyện đã có kế hoạch khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh để tránh nguy cơ phát sinh mầm bệnh”, ông Long chia sẻ.
Hiện tại, các hộ dân tại Yến Sơn và Hà Trung vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn khi nước lũ rút chậm và có thể phải mất nhiều ngày nữa mới ổn định tình hình. Việc bảo vệ tài sản và chăn nuôi là một trong những ưu tiên hàng đầu của người dân trong lúc này, nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.
News
Sự thật về mâm cỗ con trai đỗ đại học
Hình ảnh 1.200 mâm cỗ cưới ở Hải Dương gây choáng Ngày 10/8, cộng đồng mạng choáng ngợp, sốc nặng khi chứng kiến hình ảnh 1.200 mâm cỗ cưới ở Hải Dương. Một đám cưới hàng trăm mâm cỗ là chuyện bình…
Tất cả thông tin về hoa hậu bán cám
Cộng đồng mạng đồng loạt bàng hoàng trước thông tin cơ quan chức năng triệt phá thành công đường dây đi khách lên đến ngàn đô. Sốc hơn khi những cô gái trong đường dây toàn là hoa khôi, hot…
Tình trạng hiện tại của diễn viên Anh Đức
Đám cưới của diễn viên Anh Đức và vợ kém 12 tuổi dự kiến diễn ra ngày 26/7 tại TPHCM sẽ được hoãn lại. Trên trang cá nhân vào sáng 21/7, diễn viên Anh Đức và vợ sắp cưới –…
“Ông vua nhạc sến” có 3 đời vợ
Khi dòпg пhạc Bolero “sốпg lại”, пam пhạc sĩ пày kiếm bộп tiềп пhờ hàпg пghìп sáпg tác của mìпh. пhạc sĩ Viпh Sử (siпh пăm 1944, tại Sài Gòп) được kháп giả và đồпg пghiệp gọi là “ôпg vua…
Cái giá của bà Phương Hằng
Theo lời một người em thân thiết với bà Nguyễn Phương Hằng trong tù, khi bước vào nơi này, nữ CEO không tỏ ra sợ hãi mà ngang nhiên làm một việc không ai nghĩ đến. Mới đây, MXH lan…
5 năm đi XKLĐ chắt bóp gửi tiền về
Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động nước ngoài về, tôi háo hức với bao kế hoạch cho gia đình. Nhớ lại ngày tôi ra sân bay, vợ tôi – Lan, nước mắt rưng rưng dặn dò tôi giữ…
End of content
No more pages to load