Tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng nhìn cái bụng ngày càng lớn của mình, tôi chỉ biết cắn răng nuốt xuống.

Tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng nhìn cái bụng ngày càng lớn của mình, tôi chỉ biết cắn răng nuốt xuống. Cách để bạn vừa được uống trà sữa thoải mái mà vẫn tiết kiệm được tiền Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ: Cô gái tiết kiệm được 150 triệu trong những năm sinh viên, giờ trắng tay vì 1 lý do nhiều người trẻ mắc phải Chồng qua đời và để lại hơn 350 triệu đồng tiền tiết kiệm cho vợ: Ngày đi rút toàn bộ số tiền đã “không cánh mà bay”, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm

Tôi năm nay 34 tuổi, đã kết hôn và có con. Vợ chồng tôi đều quê ở nông thôn, điều kiện gia đình rất bình thường. Trước khi kết hôn, tôi bất ngờ có thai. Lúc nhìn thấy hai vạch đỏ chót trên que thử thai, tôi rất sợ hãi. Sau khi bình tĩnh suy nghĩ, tôi cảm thấy sớm muộn gì chuyện tôi mang thai cũng sẽ bị phát hiện nên đành run rẩy gọi điện cho bố mẹ để báo tin.

Bố mẹ mắng tôi một trận té tát rồi cúp máy. Tôi không biết làm gì ngoài việc khóc lóc, tự trách bản thân mình thật nhiều vì khiến bố mẹ lo lắng. Chồng tôi thấy tôi và bố mẹ khá căng thẳng nên đành phải đích thân đến xin lỗi và hứa sẽ cưới tôi về nhà càng sớm càng tốt để không làm bố mẹ tôi khó xử. Bố tôi tức giận đến mức muốn đánh chồng tôi một trận, nhưng may mà có mẹ tôi ở bên cạnh ngăn lại. Cuối cùng, nhà chồng tôi đã mang sính lễ là 100 triệu đến hỏi cưới tôi. Vào thời điểm đó, tiền sính lễ 100 triệu được coi là khá cao đối với gia đình ở nông thôn như chúng tôi. Chồng tôi cũng hứa sẽ mua một căn nhà trả góp ở trên thị trấn làm nhà tân hôn cho hai vợ chồng, sau này con cái đi học cũng tiện hơn nhiều.

Bố mẹ tôi thấy gia đình thông gia có lòng chân thành nên đành miễn cưỡng đồng ý cho chúng tôi kết hôn. Xong chuyện sính lễ, chúng tôi đi đăng ký kết hôn, sau đó lại tiếp tục bàn chuyện mua nhà và tổ chức đám cưới. Lúc đi xem nhà mới, chồng tôi dỗ dành tôi ở nhà nghỉ ngơi vì đang có thai, chuyện nhà cửa cứ để bố mẹ và chồng tôi lo. Tôi tin tưởng chồng và để họ lo mọi việc mua nhà, nhưng tôi cũng nói với anh rằng ngôi nhà phải có tên tôi trên đó vì chúng tôi đã có giấy đăng ký kết hôn. Chồng tôi nghe vợ nói vậy thì lưỡng lự và có vẻ miễn cưỡng, có lẽ vì sợ tôi giận nên đồng ý trước.

Nhưng những gì họ làm tiếp theo khiến tôi tức đến mức trào nước mắt.

Gia đình nhà chồng phớt lờ tôi và bí mật mua căn nhà mà không ghi tên tôi trên giấy tờ sở hữu. Càng quá đáng hơn là họ không nói cho tôi biết chuyện đó cho đến khi tôi tra hỏi chuyện nhà cửa. Giấy chứng nhận nhà chỉ có tên 3 người là bố mẹ chồng tôi và chồng tôi, không hề có tên tôi.

Khoảnh khắc nhìn thấy tờ giấy không có tên mình, tôi đã rất tức giận và thất vọng. Hóa ra ngay từ đầu gia đình chồng đã chả thèm để ý đến tôi, thậm chí còn đề phòng tôi như một tên trộm. Rõ ràng lúc mới đến nhà bàn chuyện cưới hỏi, gia đình đó còn hẹn lên hẹn xuống sẽ mua nhà cưới để đón tôi về làm dâu. Giờ thì hay rồi, tên tôi thì không có trong giấy, mà tên bố mẹ chồng lại sừng sững ở đó. Sau đó, tôi bảo chồng thêm tên tôi vào nhưng anh lại gạt đi, bảo làm lại giấy tờ rất lằng nhằng, không thêm được.

Vì việc này mà bố mẹ tôi cũng mắng tôi một trận nên thân. Họ nói rằng ngay từ đầu tôi đã bị cả gia đình chồng thao túng, để đến giờ đẹp mặt, chỗ để khóc cũng chẳng có. Suốt thời gian đó, tình trạng của tôi khá tồi tệ, lúc nào cũng buồn phiền ủ rũ, tôi lại đang mang thai nên cảm xúc càng tiêu cực hơn. Tôi cũng chẳng nhớ mình đã làm thế nào để sống sót qua ngày tháng tăm tối mịt mờ đó nữa.

Tệ nhất là đám cưới cũng rất cẩu thả. Chồng tôi nói rằng chúng tôi sẽ không chụp ảnh cưới vì tôi đang mang thai, đám cưới nên đơn giản để tôi không quá mệt mỏi. Lời nói của anh đâm vào tim tôi như một nhát dao. Chỉ vì có thai trước khi cưới mà tôi liên tục phải gánh chịu sự đối xử bất công như vậy. Tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng nhìn cái bụng ngày càng lớn của mình, tôi chỉ biết cắn răng nuốt xuống những tủi nhục này, cố gắng chịu đựng vì con.


Ảnh minh họa

Sau khi sinh con, tôi định tiếp tục đi làm nhưng mẹ chồng ốm nặng, không có ai giúp tôi chăm sóc em bé. Bố chồng phải chăm sóc mẹ chồng nên không giúp được gì. Vì thế tôi chỉ có thể tự mình lo cho con. Mẹ chồng bệnh 2 năm, tiêu hết tiền tiết kiệm của gia đình vào việc chữa bệnh. Tôi thậm chí còn đi vay người thân bạn bè một chút để giúp đỡ bà nhưng cũng chẳng thấm vào đâu. Mẹ chồng cần rất nhiều tiền để chạy chữa, bây giờ cả gia đình chỉ dựa vào chồng tôi đi làm kiếm tiền, hoàn cảnh khá eo hẹp.

Tiền trả góp mua nhà đã là một khoản chi phí khổng lồ, cộng với chi phí sinh hoạt trong gia đình khiến chồng tôi cảm thấy áp lực đè nặng đến mức khó thở. Cách đây không lâu, chồng tôi có ý hỏi tôi về số của hồi môn bố mẹ cho tôi lúc mới cưới để đỡ đần chi tiêu trong gia đình, nhưng tôi không đồng ý. Lúc trước nhà anh đâu có ghi tên tôi vào quyền sở hữu căn nhà, giờ lại dám hỏi cả của hồi môn của tôi, nào có dễ như vậy? Cứ tưởng mọi chuyện thế là xong, ai ngờ hôm nay chồng tôi lại bắt đầu ngọt nhạt xin tôi lấy của hồi môn ra trả tiền mua nhà trước, rồi sau này anh lấy lương bù vào lại từng tháng cho tôi.

Nhưng tôi nhất quyết không chịu, nào có chuyện gì dễ ăn thế. Của hồi môn là tài sản riêng trước khi kết hôn của tôi, không phải tài sản chung, chồng tôi không có quyền bảo tôi làm gì với số tiền đó.

Nghe tôi nói vậy thì anh nổi giận quát: “Bây giờ em là vợ anh, vợ chồng phải chia sẻ, giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, thấy anh căng thẳng như vậy em cứ làm ngơ không quan tâm mà được à?”.

“Anh có hiểu vấn đề không đấy? Khi chuẩn bị cưới, tôi còn cầu xin anh ghi tên tôi vào giấy chứng nhận nhà để tôi yên tâm làm dâu nhà anh, tôi còn chuẩn bị tinh thần cùng nhau làm lụng lấy tiền trả góp, thế nhưng cả nhà anh sống chết không đồng ý thêm tên tôi vào, bây giờ anh lại quay sang đòi lấy của hồi môn của tôi, anh tính toán kiểu gì thế hả?”.

Thấy tôi làm căng, chồng tôi lại xuống nước xin lỗi:

“Vợ ơi, chuyện mua nhà là do anh sai, nhưng chuyện cũng đã qua lâu lắm rồi, em nên bỏ qua mới phải. Sống cho hiện tại mới là điều quan trọng nhất phải không em?”.

“Xin lỗi, tôi không hào phóng như anh được. Trừ trường hợp đột xuất, bằng không tôi nhất định không động vào của hồi môn đâu!” – Tôi kiên quyết để anh từ bỏ ý định moi tiền.

Chồng tôi còn muốn nói gì đó nữa, nhưng tôi không muốn nghe, tôi đi ra khỏi nhà hít thở không khí. Mấy năm nay kể từ khi lấy nhau, tôi ở nhà nuôi con một mình, không những mệt mỏi mà còn không có ai giúp đỡ. Tôi cũng không ở nhà nhàn rỗi, tôi cũng làm một số công việc bán thời gian để hỗ trợ gia đình. Tôi cũng chi trả một số chi phí nuôi con, chồng tôi cũng không phải gánh toàn bộ chi tiêu trong gia đình.

Tôi cảm thấy mình đã hy sinh rất nhiều cho gia đình này. Không có sự giúp đỡ của bố mẹ chồng, tôi vẫn có thể một mình chăm sóc con cái và sắp xếp nhà cửa ngăn nắp. Con tôi sắp lên 3 tuổi, tôi vẫn đang chuẩn bị tìm việc làm. Tôi cũng không hề đau khổ vì sự coi thường mà tôi đã nhận được trong cuộc hôn nhân của mình. Nhưng bây giờ chồng tôi lại ép tôi dùng tiền hồi môn để trả nợ mua nhà, tôi cảm thấy cực kỳ vô lý. Nếu tên tôi được thêm vào giấy tờ sở hữu nhà, tôi sẽ lấy hồi môn ra trả mà không chút do dự. Nhưng họ không làm như thế, họ lựa chọn giấu giếm không ghi tên tôi, đám cưới cũng làm qua loa, không để ý đến cảm nhận của tôi. Giờ đây căn nhà đứng tên toàn người nhà chồng, thế mà họ còn dám yêu cầu tôi lấy của hồi môn ra thay họ trả nợ, đúng là không biết xấu hổ.

Không hiểu sao chuyện này lại đến tai cả họ hàng bên nhà chồng tôi. Một số người họ hàng còn đến khuyên tôi nên lấy tiền ra trả nợ mua nhà trước rồi tính sau. Thấy vậy, tôi càng thêm giận chồng mình, không tự giải quyết được, phải đi nhờ đám đông vào giải quyết hộ, không đáng mặt đàn ông. Bố mẹ chồng tôi cũng nhỏ giọng nhận sai, nhưng bây giờ dù có thế nào thì họ cũng mong tôi giúp đỡ gia đình trước. Mẹ chồng tôi cũng nói trong nước mắt rằng sau này bà sẽ đối xử tốt với tôi và sẽ không để tôi phải chịu oan ức nữa.

Liệu những gì nhà chồng nói có đáng tin không? Trước khi cưới, họ cũng hứa hẹn với tôi đủ thứ, nhưng sau đó thì sao? Làm gì có cái gì thành hiện thật. Thế nên tôi không coi trọng lời hứa của họ nữa. Tôi vấp ngã một lần rồi, tuyệt đối không thể mắc sai lầm tiếp. Ai làm thì người ấy tự chịu, tôi chẳng việc gì phải đứng ra gánh vác hộ.

Tiếp đến, báo Vnexpress cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Chồng không cho tôi đứng tên cùng trên đất được thừa kế

Nội dung được báo đưa như sau:

Tôi 37 tuổi, lấy chồng được 10 năm, đang sống chung với nhà chồng. Gia đình chồng có năm anh em, anh là con thứ tư, sau còn cô em út bằng tuổi tôi chưa lập gia đình, đang sống cùng nhà. Tôi về làm dâu được 10 năm, chưa có xích mích gì xảy ra. Mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, anh em trong nhà rất tốt, chưa có điều tiếng gì. Vợ chồng tôi đều làm hành chính, lương anh tám triệu đồng mỗi tháng, đưa tôi năm triệu đồng, khoản tiền này vừa đủ chi phí ăn uống, bồi dưỡng cho anh và nộp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của anh (30 triệu đồng mỗi năm).

Lương hành chính tôi được sáu triệu đồng, cộng với khoản làm thêm từ kinh doanh online, tính ra bình quân tháng tôi được hơn 15 triệu đồng. Toàn bộ tiền lương của tôi dùng cho phần lớn chi phí sinh hoạt trong nhà gồm bốn người lớn và con trai bảy tuổi. Mẹ chồng không có lương hưu, em chồng ở chung nhà không đóng góp bất kỳ khoản chi tiêu nào. Lúc mới cưới, do thu nhập còn thấp nên tôi nói em đóng góp, mãi không thấy em đả động gì. Nói nhiều không khí gia đình nặng nề thêm nên tôi bỏ qua, tự mình gánh hết, thỉnh thoảng em mua giúp ít đồ dùng vặt trong nhà. Tôi sống ở vùng quê, có nhà sẵn của ông bà nên nhiều khoản chi tiêu nhưng không đến nỗi quá khó khăn. Tính tôi khá thoải mái, không so đo tính toán, nội ngoại tôi đều quan tâm như nhau nên mẹ chồng thương, được lòng anh em bên chồng.

Chồng tôi khá khó tính, kỹ tính, từ mẹ chồng đến anh em bên chồng đều nhận xét như vậy, còn đùa rằng chỉ tôi mới sống được với anh. Anh ưa ngăn nắp, sạch sẽ, không thuốc lá, ít nhậu nhẹt, chỉ thích đi chơi với vợ con nên tôi luôn nhìn vào mặt tích cực, không mong cầu gì thêm. Mọi chuyện sẽ không có gì phải phàn nàn nếu không có chuyện xảy ra như sau:

Trước lúc ba chồng mất, ông chia đất cho bốn con trai. Vì là đất từ đời ông bà để lại nên ông dặn dò không được bán, ba anh chồng đã tách thửa từ trước, làm sổ hồng riêng, sổ hồng đều đứng tên cả vợ chồng của các bác. Đến lượt chồng tôi làm hồ sơ chuyển sổ thì anh chỉ đứng tên một mình, không trao đổi hay có ý kiến gì với tôi trước đó. Trong khi kể cả mẹ chồng và các anh em nhà chồng đều nghĩ chúng tôi cùng đứng tên. Lúc vô tình thấy cuốn sổ hồng trong tủ chỉ có tên chồng, tôi thực sự rất buồn, vợ chồng tranh luận gay gắt một buổi. Tôi luôn nghĩ nếu không thấy, chắc anh cũng chẳng định nói gì. Tôi hỏi sao anh làm thế, không nói với vợ tiếng nào, có phải đề phòng cả với vợ? Nhà chồng đồng thuận cho chúng tôi, 10 năm qua tôi cũng gánh vác tài chính trong nhà, không ai chê trách điều gì.

Tính tôi không tham lam, chưa bao giờ có ý định tranh giành đất đai thờ tự nhà chồng, nhưng cảm giác chồng không tin tưởng và đề phòng với mình thật khó chịu. Anh giải thích loanh quanh, rất vô lý rằng: Làm thế để thủ tục thừa kế đỡ phức tạp, sau đó làm thủ tục đổi sổ và cho tôi đứng tên cùng. Tôi không tin vào lời giải thích của anh nhưng vẫn chấp nhận chờ kết quả anh cam kết thực hiện. Đến nay đã hơn ba năm trôi qua, mọi việc chưa có động tĩnh gì. Tôi vẫn chăm sóc gia đình bình thường, không chia sẻ với ai trong nhà về việc này.

Lúc buồn quá tôi tâm sự với mẹ chồng nhưng bà cũng không có ý kiến gì. Anh em trong nhà vẫn nghĩ vợ chồng tôi được đứng tên thừa kế phần lớn đất của ông bà, vì thế phải có trách nhiệm chính là chăm sóc bà và lo việc thờ tự. Tôi chỉ cười và không nói gì. Đợt vừa rồi, anh đề cập vấn đề xây nhà do nhà ông bà đã xuống cấp, hướng nhà lại không hợp với tuổi của anh. Tôi nhất trí nhưng đưa ra hai phương án:

Phương án một: Chỉ xây nhà khi vợ chồng đều được đứng tên trên sổ hồng. Tôi không muốn bỏ tiền xây nhà trên đất không phải của mình. Tôi trao đổi thẳng thắn với anh là sau khi sang tên, tôi sẵn sàng viết giấy cam kết để lại phần tài sản cho con, tuyệt đối không tranh chấp đất nhà chồng. Tôi không cần đất đai bên nhà chồng cho nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho con nếu trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Còn không chuyển tên thì anh tự bỏ chi phí xây nhà nếu muốn, tôi không có ý kiến gì; trường hợp này bất khả thi vì chồng chỉ có thu nhập từ lương.

Phương án hai: Ra xây nhà trên đất riêng. Cách đây năm năm, tôi nhanh nhạy bàn với chồng vay mượn rồi đấu giá được lô đất gần nhà nội, giờ giá đất tăng khá cao. Một tay tôi tự xoay vốn, tự đi đấu giá đất, tự trả nợ, giờ nợ nần cơ bản đã trả xong, chúng tôi dư được đám đất này. Nếu theo phương án một, tôi bán lô này sẽ đủ tiền xây nhà, còn theo phương án hai sẽ phải vay tiền xây nhà. Tuy nhiên phương án hai chắc chắn anh không đồng ý vì không bao giờ có tư tưởng ra ở riêng, anh nói trách nhiệm thờ tự giờ là của anh, nhà này bây giờ của anh, anh không đi đâu cả. Còn phương án một anh vẫn dùng dằng chưa chịu đi chỉnh sửa sổ để thêm tên tôi vào.

Tôi không vội vấn đề xây nhà nên vẫn thoải mái chờ anh xử lý, không giục gì. Những lúc bình thường vui vẻ, quên đi thì không sao, khi nhớ tới chuyện đó tôi buồn vô cùng, cảm giác không tin tưởng anh. Chồng cho tôi cảm giác phải đề phòng. Nhiều lúc tôi thấy rất chán, cảm giác bản thân thật thiệt thòi, đã làm trụ cột gánh vác hết phần lớn gánh nặng trong nhà mà đổi lại chồng tính toán thiệt hơn. Đôi lúc tranh luận đến vấn đề xây nhà, anh lại hứa cứ để anh xử lý, nhưng với tôi dù sau này anh có sửa tên thì cũng không còn giá trị gì.

Có phải tôi ích kỷ quá không? Vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi. Có lúc mệt mỏi vì gánh nặng kinh tế gia đình, stress vì công việc, chồng khó tính, tôi lại bất chợt muốn ly hôn. Tôi cam kết việc muốn đứng tên trên tài sản thừa kế chỉ duy nhất vì mục đích đảm bảo quyền lợi của con. Liệu có phương án nào khác ngoài hai phương án trên không? Xin độc giả cho tôi lời khuyên sáng suốt. Chân thành cảm ơn.